DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Chào mừng bạn đến với thế giới Lân Sư Rồng!
Bạn nhận được thông báo này vì bạn chưa phải là thành viên chính thức của diễn đàn:
Nếu bạn chưa đăng ký, xin vui lòng đăng ký thành viên
Chú ý:
- Là thành viên các bạn có thể post bài và trả lời bài viết .Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn tham gia V.I.P để ủng hộ cho server của chúng ta.
Nếu bạn đã đăng ký, xin vui lòng xác thực email bằng các nhấp vào link kích hoạt trong email chúng tôi gửi đến địa chỉ email của bạn ngay sau khi bạn đăng ký. Nếu bạn dùng Yahoo hay Gmail, có thể email đó nằm trong phần Bulk/Junk/Spam.
Bạn cũng có thể nhìn thấy thông báo này nếu như trước đây bạn là thành viên của diễn đàn và đã bị treo nick do vi phạm các quy định của diễn đàn.
_Để hiểu rỏ thêm quy định của diễn đàn các bạn vui lòng vào mục "thông báo"
_Nhận đăng quảng cáo trên diễn đàn
Cảm ơn bạn đã đến và tham gia Thế Giới Lân Sư Rồng!
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Chào mừng bạn đến với thế giới Lân Sư Rồng!
Bạn nhận được thông báo này vì bạn chưa phải là thành viên chính thức của diễn đàn:
Nếu bạn chưa đăng ký, xin vui lòng đăng ký thành viên
Chú ý:
- Là thành viên các bạn có thể post bài và trả lời bài viết .Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn tham gia V.I.P để ủng hộ cho server của chúng ta.
Nếu bạn đã đăng ký, xin vui lòng xác thực email bằng các nhấp vào link kích hoạt trong email chúng tôi gửi đến địa chỉ email của bạn ngay sau khi bạn đăng ký. Nếu bạn dùng Yahoo hay Gmail, có thể email đó nằm trong phần Bulk/Junk/Spam.
Bạn cũng có thể nhìn thấy thông báo này nếu như trước đây bạn là thành viên của diễn đàn và đã bị treo nick do vi phạm các quy định của diễn đàn.
_Để hiểu rỏ thêm quy định của diễn đàn các bạn vui lòng vào mục "thông báo"
_Nhận đăng quảng cáo trên diễn đàn
Cảm ơn bạn đã đến và tham gia Thế Giới Lân Sư Rồng!
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Anh em diễn đàn chú ý! Từ 21 giờ ngày 01/07 đến 7 giờ ngày 02/07 diễn đàn sẽ tổ chức bảo trì thay đổi diễn đàn mới, có thể sẽ không truy cập vào một số mục trong diễn đàn được, mọi chi tiết liên lạc Danh admin.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Latest topics
» Ship đâu Lân giá bao nhiêu
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeSat Jan 11, 2014 4:47 pm by nickgi

» cần người hướng dẫn đánh trống!!!!!!!!!!1
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeFri Jan 10, 2014 11:37 pm by nickgi

» Rồng gì mà ít quá
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeSat Sep 28, 2013 2:33 pm by ngoclongduong_hue

» Khung lân mây làm tại nhà
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeThu Sep 26, 2013 7:27 pm by katarina_bmt

» 1 bài nhạc Hoa hay hay [lâu rất lâu rùi]
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeThu Sep 26, 2013 2:59 pm by linhbuu

» Vạn Hưng Đường 2012 (Trà Vinh)
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeMon Sep 02, 2013 11:48 am by rac_rper

» Cần Mua Chành Thanh Lý của Các Đội Ở TP HCM
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeWed Aug 14, 2013 2:59 pm by Mr_Leo

» Hải Nam Liên Hữu Vía Bà Châu Đốc 2013
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeSun Jun 30, 2013 10:29 am by huynhthocuong

» https://www.youtube.com/watch?v=yzQRMh0asMo
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeMon Jun 03, 2013 1:34 pm by caoliondancelaivienkieu

Navigation
 Portal
 nội quy
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates

 

 Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Lan_XaVe_Qn

Lan_XaVe_Qn


Tổng số bài gửi : 17
Join date : 01/06/2010

Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng   Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeTue Jun 01, 2010 5:12 pm

Vào những ngày giáp Tết, đâu đó chợt vang lên tiếng trống thùng thình làm cho lòng người chợt dâng lên cảm giác nôn nao về hình ảnh của những chú lân, rồng rực rỡ múa lượn và uy dũng trong ánh nắng mai.
Múa Lân - Sư - Rồng là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo dấu chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam . Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên tiêu, tết Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á Đông, ba con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh thông.
Loại hình múa này vừa thể hiện nét đẹp của nghệ thuật dân gian vừa thể hiện tính mỹ thuật và đặc trưng văn hóa vùng. Tùy theo không gian rộng – hẹp và tính chất của từng lễ hội, múa lân - sư - rồng sẽ có những bài bản khác nhau. Đôi khi ba loại hình múa được thể hiện riêng rẽ, đôi khi cũng có sự phối hợp với nhau tạo thành bộ ba hoàn hảo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem bởi điệu bộ và cử chỉ, sự uy dũng và cái thần riêng của từng nhóm múa khác nhau.
Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ, mới là biểu tượng của tháng giêng. Ðầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ , viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen. Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, được sử dụng để múa nhiều nhất. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Còn Sư thì phải chế tạo cả con. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi trình diễn.
Rồng được chia thành ba loại: Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa, rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Ít nhất cũng có 6 người múa rồng, nhiều cũng độ 20 chục người, thậm chí 30 chục người, cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.
Dù có cách tân, cách điệu, Sư và Rồng vẫn không có màu sắc phong phú bằng lân. Lân mang nhiều sắc mặt: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ba đầu lân được ưa chuộng nhất là trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho "Ðào viên kết nghĩa" là Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị), Lân mặt đỏ râu đen (Quan Vân Trường) và lân mặt đen, râu đen (Trương Phi).

Một con lân biểu diễn gọi là Ðộc Chiếm Ngao Ðầu, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng. Hai con lân cùng biểu diễn gọi là Song Hỉ, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp. Ba con lân hợp múa phải có ba màu vàng, đỏ, đen, gọi là Tam Tinh, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ . Ba con lân cùng múa còn diễn tả "Tam Anh" là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt, cho đến chết. Cảnh biểu diễn múa của ba con lân này thật hùng tráng, thật nổi bật, với nhiều ý nghĩa, luôn được người múa trau chuốt ngón nghề và luôn được người xem trầm trồ khen ngợi.
Bốn con lân cùng múa gọi là Tứ Quý hưng long, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả tự sung mãn, trường thọ , mạnh khỏe và hạnh phúc.
Tùy theo không gian chật hẹp, tùy theo ý nghĩa ngày vui, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Cũng nên biết rằng, không phải ai cũng được múa đầu lân mà phải là người múa giỏi nhất trong đội. Nếu là múa tranh giải thì phải là người đấu giỏi nhất mới được quyền múa đầu lân, vì tính quyết liệt của trận đấu tranh giải và tính sôi nổi của những pha bứt phá, tranh giành từng bước trên các độ cao khác nhau.
Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc cả ba với nhau. Nếu Sư tử hí cầu (sư tử đùa giỡn với quả cầu) đã là một nghệ thuật múa cao độ thì Long Lân tương hội (rồng và lân gặp nhau) lại là một nghệ thuật độc đáo vừa nhuần nhuyễn, vừa mạnh mẽ, vừa mang ý nghĩa hạnh phúc giao hòa, vừa bao hàm sức sống mãnh liệt của sự đoàn kết, hợp quần. Xem đi, xem lại, xem mãi cũng không thấy chán mà còn thấy hùng khí dâng cao, máu nóng sôi trào và tình yêu bừng bừng nổi dậy.
Múa lân, sư, rồng thì phải có Ông Ðịa, hiện thân của Ðức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Một truyền thuyết cho rằng Ðức Di Lặc đã hóa thân thành một người chế ngự được một quái vật từ dưới biển lên bờ, tìm các sinh vật ăn sống, nuốt tươi gây kinh hoàng cho mọi người. Ðức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Ðịa, lấy linh chi thảo trên núi cho quái thú ăn và hàng phục được nó, biến nó từ quái thú ắn thịt sống thành con thú ăn bắp cải và hoa quả.
Từ đó, mỗi năm ông Ðịa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Ðịa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Ðịa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru Lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Ðịa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Ðịa, thật nghệ thuật, thật chan hòa tình yêu thương giữa người và vật, thể hiện được tình cảm thông sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Múa Lân - Sư - Rồng mà không có tiếng trống, tiếng thanh la, chập chõa thì toàn cảnh không khác hơn bức tranh tĩnh vật. "Tùng cheng, cắc cắc, tùng cheng...", là âm điệu giao hòa của trống, thanh la và chập chõa. Trống đánh trong các cuộc múa Lân-Sư-Rồng gọi là Thất Tinh Cổ (trống bảy sao). Người đánh trống phải là người trưởng phái, hoặc phụ tá thứ nhất của trưởng phái. Trống đánh phải có bài bản, phù hợp với các bộ pháp như chào, lạy, nằm, leo lên, tuột xuống, lúc khoan lúc nhặt, lúc dồn dập liên hồi như trống trận, mới diễn tả hết hùng khí của lân, oai phong của sư và oanh liệt như rồng. Ở đâu vang lên tiếng trống Thất Tinh, ở đó có bầu không khí rộn ràng của cuộc múa Lân-Sư-Rồng. Ở đâu có múa Lân-Sư-Rồng, ở đó có cả một trời xuân.
Ðể tăng thêm phần khí thế, phải có những màn biểu diễn võ thuật. Các võ sinh phải được học các môn côn, quyền, đao, kiếm, mã tấu, đoản thương, trường thương... đây là những võ sinh của lò võ của Ðoàn hay Ðội Lân-Sư-Rồng, được học "thập bát ban võ nghệ" cổ truyền, phần lớn là võ thuật Trung Hoa. Các võ sinh cũng phải rèn luyện công lực, thừa sức chém hoặc đá bể gạch ngói. Họ có thể độc diễn, song đấu hỗn đấu. Màn trình diễn ngoạn mục nhất của họ là Trồng La Hán, vừa biểu diễn võ, vừa xếp hình bằng cách chồng người lên nhau thành hai cây cao, giống như hình tượng Thần La Hán.

Trong khi nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần được khôi phục thì loại hình múa Lân - Sư - Rồng là phát triển mạnh. Trong ngày thường, ở đâu có tổ chức một cuộc khởi công, khánh thành, mừng công..., ở đó có múa Lân - Sư - Rồng vì ba con thú này đều tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông... Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là múa tranh tài với nhau giữa các đội và giữa các quốc gia có nhiều đội Lân - Sư - Rồng.
Hơn nữa, trong mỗi dịp xuân về, đó đây tổ chức những cuộc vui truyền thống như đánh đu đánh vật, chọi trâu, đua thuyền, hát bộ, hát dân ca, nhưng hình như ai cũng thích xem múa Lân - Sư - Rồng hơn cả, bởi nó mang đậm nét dân tộc, nét văn hóa và nét nghệ thuật, rất truyền thống và rất đặc trưng của Châu Á, rất hợp với sở thích người trẻ lẫn người già. Xuân của đất trời ngàn năm vẫn vậy. Múa Lân - Sư - Rồng vẫn nguyên nét nghệ thuật từ ngàn năm xưa. Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng 542152
Cho y' kiên' nhá Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng 214113


Được sửa bởi Lan_XaVe_Qn ngày Tue Jun 01, 2010 8:16 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/kientrac_xv
kyoshiro999

kyoshiro999


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 03/03/2010
Age : 33
Đến từ : Bình Định

Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng   Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeTue Jun 01, 2010 7:06 pm

Cái này giang hồ chơi Lân ai cũng biết hết rồi, chú e là người cuối cùng trên trần gian này biết đấy.


Được sửa bởi kyoshiro999 ngày Wed Aug 04, 2010 1:41 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/kientrac_xv
Lan_XaVe_Qn

Lan_XaVe_Qn


Tổng số bài gửi : 17
Join date : 01/06/2010

Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng   Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitimeTue Jun 01, 2010 7:50 pm

post sơ sơ thôi ông anh ơi
Về Đầu Trang Go down
http://vn.360plus.yahoo.com/kientrac_xv
Sponsored content





Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng   Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cội Nguồn của Lân-Sư-Rồng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giải VĐ thế giới Lân sư rồng 2009: HCB - Nguồn động viên quý giá
» Cùng Nhau chiêm ngưỡn cách trang trí đầy sáng tạo tại lễ hội rước bà thiên hậu Yuen Long, Grand
» Giải Liên hoan Lân -Sư -Rồng Bình Thuận mở rộng lần thứ I năm 2012

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM :: Thông báo sự kiện :: Bài viết-
Chuyển đến