DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Chào mừng bạn đến với thế giới Lân Sư Rồng!
Bạn nhận được thông báo này vì bạn chưa phải là thành viên chính thức của diễn đàn:
Nếu bạn chưa đăng ký, xin vui lòng đăng ký thành viên
Chú ý:
- Là thành viên các bạn có thể post bài và trả lời bài viết .Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn tham gia V.I.P để ủng hộ cho server của chúng ta.
Nếu bạn đã đăng ký, xin vui lòng xác thực email bằng các nhấp vào link kích hoạt trong email chúng tôi gửi đến địa chỉ email của bạn ngay sau khi bạn đăng ký. Nếu bạn dùng Yahoo hay Gmail, có thể email đó nằm trong phần Bulk/Junk/Spam.
Bạn cũng có thể nhìn thấy thông báo này nếu như trước đây bạn là thành viên của diễn đàn và đã bị treo nick do vi phạm các quy định của diễn đàn.
_Để hiểu rỏ thêm quy định của diễn đàn các bạn vui lòng vào mục "thông báo"
_Nhận đăng quảng cáo trên diễn đàn
Cảm ơn bạn đã đến và tham gia Thế Giới Lân Sư Rồng!
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Chào mừng bạn đến với thế giới Lân Sư Rồng!
Bạn nhận được thông báo này vì bạn chưa phải là thành viên chính thức của diễn đàn:
Nếu bạn chưa đăng ký, xin vui lòng đăng ký thành viên
Chú ý:
- Là thành viên các bạn có thể post bài và trả lời bài viết .Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn tham gia V.I.P để ủng hộ cho server của chúng ta.
Nếu bạn đã đăng ký, xin vui lòng xác thực email bằng các nhấp vào link kích hoạt trong email chúng tôi gửi đến địa chỉ email của bạn ngay sau khi bạn đăng ký. Nếu bạn dùng Yahoo hay Gmail, có thể email đó nằm trong phần Bulk/Junk/Spam.
Bạn cũng có thể nhìn thấy thông báo này nếu như trước đây bạn là thành viên của diễn đàn và đã bị treo nick do vi phạm các quy định của diễn đàn.
_Để hiểu rỏ thêm quy định của diễn đàn các bạn vui lòng vào mục "thông báo"
_Nhận đăng quảng cáo trên diễn đàn
Cảm ơn bạn đã đến và tham gia Thế Giới Lân Sư Rồng!
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Anh em diễn đàn chú ý! Từ 21 giờ ngày 01/07 đến 7 giờ ngày 02/07 diễn đàn sẽ tổ chức bảo trì thay đổi diễn đàn mới, có thể sẽ không truy cập vào một số mục trong diễn đàn được, mọi chi tiết liên lạc Danh admin.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Ship đâu Lân giá bao nhiêu
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeSat Jan 11, 2014 4:47 pm by nickgi

» cần người hướng dẫn đánh trống!!!!!!!!!!1
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeFri Jan 10, 2014 11:37 pm by nickgi

» Rồng gì mà ít quá
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeSat Sep 28, 2013 2:33 pm by ngoclongduong_hue

» Khung lân mây làm tại nhà
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeThu Sep 26, 2013 7:27 pm by katarina_bmt

» 1 bài nhạc Hoa hay hay [lâu rất lâu rùi]
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeThu Sep 26, 2013 2:59 pm by linhbuu

» Vạn Hưng Đường 2012 (Trà Vinh)
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeMon Sep 02, 2013 11:48 am by rac_rper

» Cần Mua Chành Thanh Lý của Các Đội Ở TP HCM
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeWed Aug 14, 2013 2:59 pm by Mr_Leo

» Hải Nam Liên Hữu Vía Bà Châu Đốc 2013
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeSun Jun 30, 2013 10:29 am by huynhthocuong

» https://www.youtube.com/watch?v=yzQRMh0asMo
lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeMon Jun 03, 2013 1:34 pm by caoliondancelaivienkieu

Navigation
 Portal
 nội quy
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates

 

 lễ hội dinh cô long hải

Go down 
Tác giảThông điệp
chananduong

chananduong


Tổng số bài gửi : 1741
Join date : 25/01/2010

lễ hội dinh cô long hải  Empty
Bài gửiTiêu đề: lễ hội dinh cô long hải    lễ hội dinh cô long hải  Icon_minitimeMon Mar 14, 2011 7:43 pm

vào ngày 16/3 ( 12.2 âm lịch ) tại thị trấn long hải , huyện long điền , tỉnh bà rịa vũng tàu , sẽ tổ chức lễ hội nghinh cô và có khoảng 10 đoàn lân tham gia , nếu anh em nào có thời gian hãy đi xem nha

Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: “Cô” có tên là Lê Thị Hồng Thuỷ.

Đặc điểm: Lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) đông người tham dự.


Lễ hội Nghinh Cô nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần tiêu biểu của ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng đây không đơn thuần chỉ thờ Mẫu - Nữ thần mà là sự kết hợp của lễ hội Cầu Ngư với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của cư dân địa phương.

Hàng năm, cứ đến ngày mồng 10 tháng 02 âm lịch hàng chục ngàn người ở khắp các miền quê tề tựu về Dinh Cô (Thị trấn Long Hải - Bà Rịa - Vũng Tàu) tham dự lễ hội. Đây là lễ hội không thuộc loại lâu đời nhưng lại được coi là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Nam Bộ.

Lễ hội diễn ra ở Dinh Cô, dưới mom núi Thùy Vân thuộc ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải huyện Long Đất. Người dân địa phương thường gọi đây là lễ hội Dinh Cô.

Dinh Cô với lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải gắn liền với những truyền thuyết dân gian thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người.

Truyền thuyết kể lại rằng, có một cô gái tên là Lê Thị Hồng Thủy, quê quán ở Phan Rang. Cô là con gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà. Thỉnh thoảng cô hay theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công buôn bán. Cô rất yêu cảnh mến người và không muốn rời xa vùng đất phía Nam. Trong một lần vào Nam buôn bán, khi thuyền còn neo đậu tại vùng Mù U (Long Hải), cô không muốn rời khỏi đất này nên đã xin cha ở lại đây sinh sống lâu dài. Nhưng người cha kiên quyết không bằng lòng nên buộc cô phải trở về quê hương cùng ông. Khi thuyền bắt đầu nhổ neo, người cha tìm mãi không thấy cô đâu. Sau ba ngày không tìm thấy cô ông buồn bã quay về quê nhà. Vài hôm sau, xác cô trôi dạt vào Hòn Hang. Ngư dân Phước Hải chôn cất cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác cô (đó là Mộ Cô bây giờ). Mộ của cô luôn được cát bồi đắp, cỏ không mọc được mà ngay bên cạnh một cây đa tươi tốt mọc nhanh như thổi che mát mộ Cô. Sau một thời gian vùng này có dịch bệnh, có rất nhiều người bị đau và chết. Trong khi dịch bệnh đang hoành hành thì có người nằm mơ thấy Cô báo mộng về giúp dân làng vượt qua khỏi dịch khí. Dân làng thấy vậy liền thắp hương cầu khấn cô, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự việc ấy, có người đã xin bà con xây am thờ phụng để mong Cô sẽ độ trì dân làng làm ăn phát đạt cuộc sống an lành.

Hàng năm lễ hội Dinh Cô được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truyền vào 3 ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.

Trong ngày lễ. Dinh Cô được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa. Các nhà trong vạn ghe đều đặt bàn hương, trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi... ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ờ bến, mỗi chiếc đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá như Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào đều trở nên rộng lẫy. Vì thế, ban đêm ở đây hiện ra cảnh nhộn nhịp huy hoàng của hội hoa đăng. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô".

Trước đó, ngay từ ngày đầu tiên của lễ hội (10 tháng 02), ban quý tế và ngư dân đã tề tựu về Dinh Cô để chuẩn bị cho lễ Nghinh Cô.

Đến 7 giờ, Ban quí tế bắt đầu tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (Bà Thủy) và ông Nam Hải về Dinh. Đám rước được chuẩn bị một cách công phu và bài bản với sự tham gia của Ban quý tế. Trong đám rước có học trò lễ, ban nhạc, ban Chèo - 12 người với trang phục áo đỏ nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo; long đình (hai ngôi: một ngôi Nghinh Bà lớn còn một ngôi Nghinh ông) và cờ ngũ hành.

Ngày đầu tiên có cúng Tiền hiền, Hậu hiền và tung niệm cầu quốc thái dân an.

Lễ cúng cầu quốc thái dân an được tổ chức dưới sự điều khiển của vị chánh bái, có sự tham gia của các sư sãi đến tụng kinh gõ mõ cầu mong làng xóm yên vui, mọi người khoẻ mạnh, nghề nghiệp thuận lợi, làm ăn phải đạt…

Bước sang ngày thứ 2 (11 tháng 02), ở lễ hội hội có tổ chức hội thi chèo thúng và bơi lội : buổi tối có cúng Tiên thường.

Khi đêm xuống những chiếc thuyền ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe nhiều tôm cá. Chính từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ màu sắc.

Ngày chính hội là ngày 12 tháng 02. Ngay từ buổi sáng ngư dân đã tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về dinh để nhập điện. Ghe Nghinh Cô được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính và 6 ghe hộ tống. Ở hai ghe chính có bày bài vị hương án và cúng phẩm. Phẩm vật dâng Cô và thần thánh trong các lễ cúng gồm thịt heo sống để nguyên con, heo quay, xôi, chè, các thứ đồ xào, hoa quả… Trên hai ghe chính có chủ tế, bạn nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo.

Đúng 7 giờ đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khơi hành, tiến thắng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ hơn chừng 1km, chủ tế ra lệnh đoàn ghe dừng lại. Lúc ấy lễ cúng được bắt đầu. Chủ tế niệm hương, ban nhạc lễ và lễ sinh xướng. Sau khi lễ niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua miền Bà Thuỷ Long rồi trở về bãi biển phía Tây, cách Dinh Cô chừng trăm mét. Trên bờ hai "Bóng chàng" và 10 thanh niên cầm cờ ngũ hành đứng thành hai hàng đối xứng nhau đi rước bài vị, hương án Nghinh Cô về an vị tại Dinh.

Khoảng 9 giờ tổ chức đại lễ cúng Bà Cô. Lễ vật chính gồm heo quay cúng Bà Thủy Long, heo toàn sinh nghĩa là thịt heo quay sống để nguyên con cúng ông Nam Hải và các thức ăn chay cúng Bà Cô.

Một nghi thức khác xuất hiện trong lễ hội Nghinh Cô là lễ phóng sinh. Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một mà nhân dân một số nơi vẫn làm.

Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô ở Bà Ria Vũng Tàu. Ban quý tế có mời các đoàn hát về diễn tuồng và hát bội. Các vở diễn cũng có nội dung giống như các vở diễn trong lễ Nghinh Cô. Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng, múa bông (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc) và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian này thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong lòng tham gia. Vì vậy mà trò chơi này thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi vì sự cổ vũ nhiệt tình của người xem, giúp cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn.

Như vậy, có thể nói nét độc đáo của lễ hội Nghinh Cô Long Hải chính là sự hội tụ, ngưng đọng của nhiều dòng, nhiều nét đẹp văn hóa và hương vị riêng của mọi miền. Và trong khoảnh khắc của không khí lễ hội thiêng liêng và tin cẩn này, người dự hội có cảm giác khoảng cách giữa thần linh và đời sống dân dã dường như không còn nữa. Chính sự quy mô và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự lê hội Nghinh Cô đã tạo ra một diện mạo và tác động tích cực đối với lễ hội khác ở địa phương và trong vùng.
Về Đầu Trang Go down
 
lễ hội dinh cô long hải
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN CHUYÊN VỀ NGHỆ THUẬT LÂN SƯ RỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM :: Thông báo sự kiện-
Chuyển đến